#

Top 4 lễ hội truyền thống ở Côn Đảo

Tác giả / Reviewer: Minh
Chuyên mục / Địa điểm: Côn Đảo, Văn hóa
2615 lượt xem Phản hồi Toplist

1. Ngày giỗ chung Côn Đảo

Đối với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này Côn Đảo luôn có một ý nghĩa linh thiêng và đặc biệt riêng. Nơi từng được ví như “địa ngục trần gian”, một thời giam cầm những tù nhân chính trị, người dân yêu nước và cũng có biết bao nhiêu người con ra đi mãi mãi chẳng thể trở về. Do vậy, bắt đầu từ năm 2012 vào ngày 20/6 Âm lịch hàng năm, tại hòn đảo này lại tổ chức ngày Côn Đảo long trọng và bài bản.

 

Thắp hương và dâng lễ là những nghi thức không thể thiếu trong lễ giỗ chị Sáu tại Đền thờ Côn Đảo

Ý tưởng được đưa ra bởi Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một mặt đáp ứng được sự mong mỏi của các cựu tù chính trị năm xưa muốn có một ngày tạo thành dấu mốc để mọi người có cơ hội quay trở về thăm đồng đội và chốn xưa, những địa danh lịch sử ở Côn Đảo để sống lại năm tháng đau thương nhưng hào hùng. Những người thân được đến thắp nén hương tưởng niệm cho con, em, mình. Họ đã hy sinh cao cả cho mục tiêu chung của đất nước, bảo vệ nền hòa bình và độc lập dân tộc.

 

Côn Đảo (Ảnh ST)

Trong không khí trang trọng của ngày hội tâm linh ấy, mọi người cùng tưởng nhớ những người đã nằm xuống mãi mãi ở Côn Đảo này. Lễ hội truyền thống ở Côn Đảo này cũng đồng thời nhắc nhở thế hệ mai sau về những giá trị trường tồn. Ngày Côn Đảo cũng được xem như ngày bắt đầu cho một mùa du lịch đầy sôi động ở hòn đảo này.

Côn Đảo (Ảnh ST)

2. Ngày giỗ Cô Sáu

“Người thiếu nữ ấy như mùa xuân

Chị đã dâng cả cuộc đời

Để chiến đấu với bao niềm tin

Dù chết vẫn không lùi bước”

Cô Sáu là tên người dân thường gọi cho nữ anh hùng Võ Thị Sáu, một người thiếu nữ quật cường đã chiến đấu và hy sinh cho tổ quốc. Hàng năm cứ đến dịp 23/1 ngày giỗ chị, cơ hội người dân lại tổ chức lễ hội Côn Đảo để tưởng nhớ đến anh linh của người con gái đó. Sự ra đi của chị khi tuổi đời còn quá trẻ là một mất mát lớn, không chỉ là một anh hùng mà Cô Sáu còn trở thành thần hộ mệnh luôn ở bên độ trì cho người dân Côn Đảo.

 

Đền Thờ Võ Thị Sáu (Ảnh ST)

Trở thành trinh sát vào năm 14 tuổi, giết được bao nhiêu lũ giặc ác ôn tàn bạo cướp bóc dân ta. Nhưng không may đến 17 tuổi Cô bị bắt và đày ra Côn Đảo để hành quyết, nhưng khi cái chết cận kề với ngẩng cao đầu hát vang Quốc ca Việt Nam hào hùng khiến giặc sợ hãi. Đã bao nhiêu năm qua đi hình ảnh ấy vẫn còn ấn tượng mãi, giờ đây trên bàn thờ của mỗi gia đình ở Côn Đảo ai cũng có ảnh thờ, ở nghĩa trang Hàng Dương tại mộ Cô lúc nào cũng ấm áp hương khói.

 

Giỗ Võ Thị Sáu (Ảnh ST)

Trước đây là ngày 23/1 theo giấy báo tử, sau từ năm 2010 đổi thành 27 tháng Chạp cả Nhà nước và Nhân dân đều chung tay tổ chức Giỗ long trọng. Trong lễ hội truyền thống ở Côn Đảo này nhà nào cũng làm cơm thắp hương cúng, không chỉ vậy còn có khách du lịch đến mang đèn hương, lễ vật và hoa ra mộ Cô. Họ cùng nhau làm lễ, khấn vái và cầu mong Cô phù hộ cho mình.

 

lễ hội truyền thống ở Côn Đảo - viếng mộ Võ Thị Sáu
Giỗ Võ Thị Sáu (Ảnh ST)

 

lễ hội truyền thống ở Côn Đảo - thắp hương ở mộ Cô Sáu
Giỗ Võ Thị Sáu (Ảnh ST)

3. Lễ giỗ Bà Phi Yến

Bà Phi Yến là thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh), bà có tên thật là Lê Thị Răm một người phụ nữ “Trung trinh tiết liệt” không chỉ ngăn cản chồng theo giặc mà còn tự tử để bảo toàn danh tiết cho mình. Người dân nơi đây lập miếu thờ Bà ở làng An Hải và cứ đến 18 tháng 10 (Âm Lịch) hàng năm người dân Côn Đảo đều tổ chức lễ giỗ long trọng với những mâm cổ chay chủ yếu là hoa quả, chè, xôi,… dâng lên Người.

 

Miếu Thờ Bà Phi Yến (Ảnh ST)

Lễ giỗ Bà không chỉ là một ngày đặc biệt mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa truyền thống ở Côn Đảo kể từ khi nó được diễn ra. Một giá trị truyền thống tốt đẹp cần được lưu giữ và phát huy. Trong ngày giỗ mọi người dân hương thành kính cầu xin những điều tốt đẹp. Khách du lịch đến không chỉ tham quan mà còn được tham gia các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thưởng thức đờn ca tài tử trong không khí linh thiêng.

 

Lễ Giỗ Bà Phi Yến(Ảnh ST)

 

Lễ Giỗ Bà Phi Yến (Ảnh ST)

Lễ Vu Lan

Đối với người Việt Nam, dịp lễ Vu Lan diễn ra vào rằm tháng 7 Âm lịch là một cơ hội để tri ân và báo ân quan trọng. Trong chiến tranh đã có hàng chục ngàn người phải hy sinh trên khắp nhà tù, Cầu Tàu 914 hay trôi dạt ngoài biển khơi. Chùa Núi Một là nơi được xây dựng nên để anh linh những người đã khuất có chốn nương tựa cùng với khu vực nghĩa trang, nhà tù là nơi tổ chức lễ hội truyền thống ở Côn Đảo vào dịp này.

 

Lễ Vu Lan (Ảnh ST)

Các đoàn Tăng ni, Phật tử cùng nhau mang hoa, thắp nến và cầu nguyện cho những người chiến sĩ cách mạng, các tù nhân và người dân đã hy sinh cho độc lập, tự do và hòa bình của Tổ quốc tại Côn Đảo. Những ngọn nếp thắp lên trong đêm tối tạo nên không gian ấm áp và linh thiêng, thể hiện sự biết ơn của mọi người. Một việc làm thực sự ý nghĩa mùa tri ân không chỉ cho phụ lão sinh thành mà còn những người có ơn sâu nặng đã hy sinh để chúng ta có được như ngày hôm nay.

 

Lễ Vu Lan (Ảnh ST)

 

Lễ Vu Lan (Ảnh ST)

Du lịch Côn Đảo dù xa xôi vượt biển cách trở nhưng những vẻ đẹp thiên nhiên, những di tích lịch sử, con người hiền hòa. Và đặc biệt là các lễ hội có ý nghĩa sâu sắc luôn thôi thúc những bước chân lên đường. Cùng đến và tham gia vào những ngày lễ hội truyền thống ở Côn Đảo ý nghĩa đó để thêm yêu mảnh đất một thời đau thương này nhiều hơn.