Theo truyền thuyết xưa kể lại, không ai còn nhớ chính xác tuổi của những làng cá lâu đời trên vùng đất Vũng Tàu. Nhưng bao năm qua câu chuyện truyền thuyết về những làng cá này vẫn không bao giờ cũ.
Ông chủ tịch UBND thị trấn Phước Hải kể rằng: Vào năm 1725 – 1730 có một người tên là Trần Văn Màu đến một vùng biển thuộc đất Vũng Tàu khai phá đất hoang. Thủa ấy nơi đây còn là vùng đất hoang vu cây cối um tùm và nhiều thú dữ. Hàng ngày ông vào rừng lấy dây mấu, về đánh nhuyễn đan thành sợi lưới rê theo dòng nước lên xuống để đánh bắt tôm cá. Một số người dân thường ngày ra bờ biển lấy vỏ sò về nung vôi. Thấy ông rê được nhiều tôm cá, đời sống khá hơn, liền bỏ nghề cùng ông đan lưới đánh bắt hải sản, sinh cơ lập nghiệp, lâu dần nơi đây hình thành một xóm gọi là xóm lưới rê. Qua quá trình phát triển cho đến ngày nay đã trở thành những làng chài trù phú, những khu du lịch nổi tiếng, nhưng những câu chuyện về cuộc sống người dân bản địa vẫn luôn làm mọi người quan tâm.
Con đường ven biển Vũng Tàu
Khám phá những làng cá lâu đời ở Vũng Tàu, chúng ta không chỉ nhìn thấy những nét văn hóa độc đáo của người dân bản xứ nơi đây, bên cạnh đó còn có cả hương vị mặn mòi của biển, với cuộc sống mưu sinh nơi đầu sóng ngọn gió để quà về là một khoang thuyền đầy ắp cá tôm.
Ở Vũng Tàu, người ta không còn nhớ các làng chài Bình Châu, Phước Hải, Phước Tỉnh, Bến Đình, Bến Đá…đã có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ khi họ sinh ra và lớn lên nghề đánh cá ngoài biển đã có rồi và những làng chài này cứ thế phát triển. Hầu hết người dân nơi đây đều sinh ra từ làng, khi lớn lên cũng bám biển theo truyền thống của cha ông. Với cuộc sống vất vả mưu sinh trên biển, khuôn mặt họ sạm màu nắng gió, hàng ngày kiếm cơm từ những con tàu, mẻ lưới ngoài biển khơi, nhưng những con người sinh ra từ biển luôn hồn hậu, dễ gần, thân thiên, và ấm áp tình người. Họ sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp nguy nan trên biển.
Nghề biển phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết để ra khơi đánh bắt. Trước kia ngư dân nơi đây chỉ có những chiếc truyền thúng thô sơ đánh bắt ven bờ, nên hiệu quả không cao, ngày nay cuộc sống mới nhiều hộ dân đã sắm được thuyền lớn ra khơi xa đánh bắt hải sản. Cũng chính vì cuộc sống mưu sinh trải nghiệm nơi đầu sóng ngọn gió đã tạo nên sức sống mãnh liệt rắn rỏi cho những người dân làng chài. Cuộc sống của họ rất đỗi mộc mạc, chỉ đơn giản với những chiếc thuyền thúng, thuyền gỗ, mái chèo và mảnh lưới. Nơi đây trái ngược hoàn toàn với những bãi biển đông khách du lịch, mọi người đều có công việc riêng. Sáng sớm mọi người tập trung ở chợ cá để mua bán, những mẻ tôm cá còn tươi sống, số đông tập trung vào gỡ lưới, đổ cá vào thùng lạnh, và cân cá cho thương lái, thi thoảng cũng có người đi lượm những con cá còn sót lại trong lưới.
Hòa trong bản sắc văn hóa dân tộc, Vũng Tàu có nhiều lễ hội dân dan đặc sắc như lễ hội miếu Bà Ngũ Hành, Trùng Cửu…và lễ hội nghinh ông, được xem là nét đẹp văn hóa tiêu biểu của ngư dân miền biển. Lễ hội rộn rã trong 3 ngày, thu hút rất nhiều khách thập phương đến tham dự. Vào sáng sớm ngày đầu buổi lễ, hàng trăm ngư dân cùng các bô lão, trang phục chỉnh tề, chiêng trống uy nghiêm, bắt đầu từ khu biển Bãi Trước đến Hòn Bà ở núi Nghinh Phong làm lễ dâng hương cúng tế thần biển. Sau những nghi lễ truyền thống là các hoạt động văn nghệ như hát bả trạo, hát bội, diễn tuồng…
Mình là Minh năm nay 18 tuổi, hiện đang làm cộng tác viên của TopListVungTau. Sở thích chơi game, xem phim ma ‘nhưng lại sợ ma’, nghe nhạc. Với những kinh nghiệm và kiến thức 18 nồi bánh trưng của mình mong nhưng bài viết của mình sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Vũng Tàu.